- Tủ điều khiển tự động
- Có PLC và HMI
- Thiết bị điện chính hãng
- Có chương trình điều khiển chạy tự động theo quy trình
Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Tủ điện điều khiển là dạng tủ có chức năng điều khiển các cơ cấu chấp hành như Motor, van, xylanh… hoạt động theo quy trình, nhằm tối ưu máy móc thay thế con người trong dây chuyền sản xuất. Bộ phận chính của tủ điện điều khiển là bộ controller PLC và chương trình nằm trong PLC.
Có nhiều cách phân loại tủ điện điều khiển:
- Dựa vào thiết bị điều khiển thì ta có tủ điện điều khiển dùng PLC và tủ điện điều khiển dùng relay
- Dựa vào mục đích sử dụng thì ta có tủ điện chiếu sáng, tủ điện sao tam giác, tủ điện bơm nước, tủ điện plc, tủ điện biến tần…
Tủ điện điều khiển dùng PLC
Bộ phận chính của tủ này là bộ controller PLC có chức năng điều khiển toàn bộ hệ thống. Tất cả các thiết bị cảm biến, nút nhấn, công tắt hành trình… đều đấu dây vào phần Input của PLC để PLC xử lý. Kết quả xử lý của PLC được đưa ra Output để thực thi các cơ cấu chấp hành như Mottor, van, xilanh… Ưu điểm của tủ điều khiển PLC là đấu dây đơn giản, dễ dàng thay đổi quy trình hoạt động của hệ thống, tích hợp nhiều chức năng timer, counter… Ngày nay PLC là thiết bị điện phổ biến trong công nghiệp vì giá cả phải chăng và có nhiều nhà sản xuất như PLC Mitsubishi, Omron, Delta, Siemens, …
- Dùng các thiết bị như Relay, contactor, timer… để đấu mạch điện. Phương pháp này thường đấu dây nhiều hơn so với PLC, mõi lần thay đổi quy trình phải thay đổi sơ đồ đấu dây rất cực. Tủ này thường dùng trong các mạch điện đơn giản.
- Tủ điện điều khiển được sử dụng vào mục đích điều khiển tự động theo thời gian hoặc tự động bơm nước hoặc các quy trình tự động khác nhằm thay thế con người. Ví dụ tủ điều khiển dùng cho đèn đường, khi trời tối thì đèn sáng khi trời sáng thì đèn tắt; tủ điều khiển dùng cho đèn giao thông, đèn xanh 30s đèn vàng 3s đèn đỏ 30s; tủ điều khiển dùng cho bơm nước lên bồn tự động, khi nước hết tự động bơm và khi nước đầy tự động tắt; và tủ điều khiển dùng trong dây chuyển sản xuất trong nhà máy…
- Xác định quy trình hoạt động
- Lên danh sách thiết bị đầu vào như: nút nhấn, switch, cảm biến, công tắc hành trình, phao…; danh sách thiết bị đầu ra như: Động cơ bao nhiêu Kw, xilanh, heater, quạt, bơm…
- Chọn bộ điều khiển thích hợp
- Chọn các thiết bị liên quan: relay, contactor, dây điện, van…
- Thiết kế bản vẽ layout và bản vẽ wiring
- Mua hàng
- Thi công lắp đặt
- Viết chương trình
- Test máy
- Chạy thử
- Điều chỉnh nếu có
VD hàng ngày ta nhấn nút start thì động cơ chạy mà hôm nay nhấn nút start động cơ không chạy
B1: Kiểm động cơ xem còn hoạt động được không (kiểm bằng đồng hồ vạn năng hoặc đấu điện trực tiếp vào động cơ, hoặc nhấn contactor của động cơ đó)
B2: Kiểm contactor có hút không, nếu không kiểm relay nhiệt của contactor có bị nhảy quá nhiệt không
B3: Nếu chưa được kiểm tiếp dây điện điều khiển contactor đó đấu về chân out nào của PLC (Y0). B4.1 Tới đây ta nhấn nút start xem chân Y0 có sáng không, nếu Y0 sáng mà động cơ vẫn chưa chạy thì ta kiểm relay và các tiếp điểm khóa chéo, các limit hành trình.
B4.2 Tới đây ta nhấn nút start xem chân Y0 có sáng không, nếu Y0 không sáng thì ta kiểm các điều kiện đầu vào input của PLC như: Nút nhấn, cảm biến quy trình, alarm…
Công ty TNHH Sunrise Tech.
MST 0314962304
Website: https://dientudongstc.com/
Liên hệ : Mr Đắc, SDT: 0901745702
Đánh giá:
Gửi đánh giá của bạn về bài viết: | Gửi đánh giá |
![]() |
Bùi Toàn Hồ Chí Minh |
Địa chỉ
316 Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình, TpHCM Nhà xưởng: Khu phố Phước Thái, Phường Thái Hòa, Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình DươngHotline
0901 745 702